TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG
THÔNG BÁO
ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG [ 11/27 ]

 NGÀNH ĐÀO TẠO: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1.  Tên chuyên ngành đào tạo:  Xây dựng cầu đường
                                                            (Bridge and Road Construction Engineering)
                                                            Mã ngành:  52580205
                                                            Thời gian đào tạo:  5 năm
2.  Trình độ đào tạo:      Đại học
3.  Loại hình đào tạo:     Chính quy
4.  Bằng cấp:    Bằng kỹ sư
5.  Yêu cầu về kiến thức
5.1. Kiến thức chung
- Có các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn theo đúng yêu cầu của chương trình đào tạo;
- Có kiến thức về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Có kiến thức chung về nhà nước và pháp luật Việt Nam, giáo dục quốc phòng - an ninh và giáo dục thể chất.
5.2. Kiến thức chuyên môn
- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, bao gồm: kiến thức về cơ học công trình, vật liệu xây dựng; kết cấu công trình cầu đường; kiến thức về công nghệ và tổ chức thi công; kiến thức về quản lý dự án xây dựng; quản lý, khai thác và bảo trì các công trình cầu đường;
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định ngành nghề có liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
5.3. Năng lực nghề nghiệp
- Có năng lực tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thẩm định, tổ chức thi công, quản lý dự án, khai thác, vận hành các công trình xây dựng cầu đường;
- Có năng lực tiếp cận và vận dụng các công nghệ xây dựng, các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, thi công, quản lý dự án xây dựng;
- Có năng lực thể hiện hồ sơ thiết kế các công trình cầu đường;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành đào tạo;
- Có năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cầu đường.
6. Yêu cầu về kỹ năng
6.1. Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng các kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề của thực tế nghề nghiệp trong tư vấn thiết kế, thi công các công trình cầu đường;
- Lập mô hình tính toán, phân tích và đánh giá các vấn đề kỹ thuật để phục vụ phân tích thiết kế kết cấu, triển khai thiết kế các công trình cầu đường;
- Lập biện pháp kỹ thuật thi công, tổ chức và điều hành thi công, giám sát thi công, quản lý chất lượng, đánh giá chất lượng công trình cầu đường;
- Lập tổng mức đầu tư, tổng dự toán, quyết toán công trình xây dựng cầu đường.
6.2. Kỹ năng mềm
- Lập, xử lý các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản và các loại văn bản liên quan khác;
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: có khả năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp, các bên liên quan trong lĩnh vực công tác, có khả năng thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, đóng góp, đề xuất ý kiến trong lĩnh vực công tác;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: có khả năng cơ bản để tổ chức, phối hợp, làm việc nhóm một cách có hiệu quả. Có khả năng làm việc độc lập cũng như trong các nhóm chuyên ngành và liên ngành, khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp;
- Kỹ năng sử dụng công nghệ tin học: có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng; sử dụng thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng (vẽ 2D, phân tích kết cấu cầu, thiết kế cầu, đường, lập dự toán, tổ chức thi công,…) phục vụ cho công tác chuyên môn;
- Kỹ năng ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Cập nhật các kiến thức mới, tự học tập, không ngừng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới vào giải quyết những vấn đề của công việc, phát huy tính sáng tạo trong chuyên môn, nghề nghiệp.
7.  Yêu cầu về thái độ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, chấp hành pháp luật của nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có lương tâm nghề nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, tinh thần lao động nghiêm túc, trung thực, khách quan, năng động, tư duy sáng tạo, nhiệt tình hợp tác với đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm; có trách nhiệm cao khi giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật và công nghệ;
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành xây dựng cầu đường, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
8.  Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về xây dựng công trình giao thông, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội có liên quan đến xây dựng công trình giao thông;
- Có thể làm việc trong các doanh nghiệp xây dựng và tư vấn xây dựng thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật phù hợp với chuyên môn đào tạo trong vai trò cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát, chỉ huy trưởng thi công, cán bộ quản lý dự án...;
- Có thể làm việc trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.
9.  Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành;
- Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc;
- Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các khóa đào tạo để lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành trong nước hoặc ngoài nước theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
In bài In bài này Gửi phản hồi Gửi phản hồi
Các tin khác:
 
THÔNG BÁO
 
Đọc thêm



WEBLINK
Số lượng đang online: 9
Số lượt truy cập: 0
Copyright by Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Điện thoại: (0257).3 821 905. Email:vodaihong@muce.edu.vn